CẢI
CỦ (Hạt)
Semen Raphani sativi
Lai phục
tử, La bặc tử
Hạt
lấy từ quả chín, phơi hay sấy khô của cây
Cải củ (Raphanus sativus L.), họ Cải (Brassicaceae)
Mô tả
Hạt
nhỏ hình trứng tròn hoặc hình bầu dục hơi
dẹt, dài 2,5 - 4 mm, rộng 2 - 3 mm. Mặt ngoài màu nâu vàng, nâu đỏ hoặc nâu
xám, ở một đầu có rốn hạt hình tròn, màu nâu
sẫm; đầu kia có mấy rãnh dọc. Vỏ hạt
mỏng và giòn, bên trong có hai lá mầm màu trắng vàng, có
dầu. Không mùi, vị nhạt hơi đắng, cay.
Định
tính
A. Lấy
một lượng nhỏ bột dược liệu (khoảng
20 mg) cho vào ống nghiệm, thêm một hạt nhỏ natri hydroxyd (TT), đun ống
nghiệm trên đèn cồn, để nguội. Hòa hỗn
hợp trên trong 2 ml nước,
lọc, được dịch lọc. Lấy 1 ml dịch
lọc, acid hoá bằng dung
dịch acid hydrocloric 5 % (TT), khí hydrosulfur sẽ bốc
lên làm cho giấy tẩm chì
acetat (TT) biến thành màu đen nâu, sáng bóng.
B. Phương
pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel GF 254
Dung môi khai triển: Lớp trên của hỗn hợp
dung môi gồm Ethyl acetat - acid forrmic - nước (10 : 2 :
3).
Dung dịch thử: Lấy 1 g
bột dược liệu, thêm 30 ml ether (TT), đun hồi lưu 1 giờ và loại bỏ
dịch ether, bay hơi bã tới khô. Thêm 20 ml methanol (TT) vào bã, đun hồi
lưu 1 giờ, lọc và bốc hơi dịch lọc tới
cắn, hoà tan cắn trong 2 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch
thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Hạt
cải củ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương
tự như đối với dung dịch thử.
Cách tiến
hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung
dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng
ra, để khô trong không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử
ngoại ở bước sóng 254 nm. Các vết phát quang trên
sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng
giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc
ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Phun hỗn hợp
gồm dung dịch vanilin 1%
trong acid sulphuric (TT) : ethanol 96%
(TT) (10 : 90), sấy
bản mỏng đến khi các vết hiện rõ. Trên sắc
ký đồ của dung dịch thử phải có các vết
cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên
sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ
ẩm
Không quá 8,0%
(Phụ lục 12.13).
Tro toàn phần
Không quá 6,0% (Phụ lục 9.8).
Tro
không tan trong acid
Không quá 2,0% (Phụ lục 9.7).
Tạp
chất
Tỷ
lệ hạt non, lép không quá 5 % (Phụ lục 12.11).
Chất
chiết được trong dược liệu
Không
ít hơn 10,0% (Phụ lục 12.10).
Tiến
hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
Chế
biến
Thu
hoạch vào mùa hạ, khi quả chín, cắt lấy cây,
phơi khô, đập lấy hạt, loại bỏ
tạp chất, phơi khô.
Bào
chế
Hạt cải
củ: Lấy hạt cải củ, loại sạch
tạp chất, rửa sạch phơi khô, khi dùng giã nát.
Hạt
cải củ sao: Lấy hạt cải củ sạch, sao
nhỏ lửa đến khi hơi phồng và có mùi
thơm, lấy ra để nguội, khi dùng giã nát.
Bảo
quản
Để
nơi khô, thoáng, tránh sâu, mọt.
Tính
vị, quy kinh
Tân, cam, bình.
Vào kinh phế, tỳ, vị.
Công năng, chủ
trị
Tiêu
thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ
trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị
đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu
chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.
Cách dùng, liều
lượng
Ngày
dùng 4,5 - 9 g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ
Cơ
thể hư nhược, thuộc chân khí hư thì không
được dùng.